Mục tiêu đưa nước ta thành một nước công nghiệp hiện đại trong tương lai, ngành quản lý đất đai đang đứng trước những nhiệm vụ nặng nề và gặp nhiều khó khăn. Từ việc chuyển đổi quản lý hành chính về tài nguyên đất sang quản lý Nhà nước về kinh doanh tài sản đất đai quốc gia. Phải làm thế nào để đưa ngành đất đai thực sự trở thành một trong những nguồn lực quan trọng hàng đầu trong việc thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam.
Với tình hình hiện nay và đáng lo ngại đó là đất chật người đông, người dân dựa vào ngành nông nghiệp là chủ yếu, nhưng nhà nước ta đang dần chuyển đổi sang cơ chế quản lý kinh tế dành đất cho phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Do đó, vấn đề hết sức nan giải cũng là vấn đề mang tính thời sự, phải làm sao để giải quyết kịp thời nhanh chóng, vừa phải giữ được thế ổn định chính trị - xã hội.
Để ngành quản lý đất đai thực sự có những bước ngoặc cũng như hướng phát triển vững chắc lâu dài, cần phải biết đưa công tác quản lý đất đai ngày càng đổi mới và hiện đại từ hệ thống pháp luật cũng như việc tổ chức bộ máy thực hiện. Xây dựng Bộ Luật đất đai đầy đủ, chính xác, tiếp nhận hồ sơ, dữ liệu các chính sách đất đai và chứng nhận quyền sử dụng đất, tăng cường sự tiếp cận dịch vụ thông tin đất đai cho người dân với tinh thần công khai, dân chủ trong quản lý nhà nước về đất đai.
Ngành quản lý đất đai cần khẳng định được tầm vóc, ý chí của ngành, nâng cao trình độ, khai thác mọi nguồn lực và nhân lực cùng tham gia vào nhiệm vụ sử dụng tốt tài sản của quốc gia.
Trong thời gian tới, cần phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh các chính sách đất đai sao cho phù hợp với xu thế phát triển của đất nước cũng như quốc tế, toàn ngành Sở Tài nguyên và Môi trường liên quan đến lĩnh vực ngành đất đai cần nổ lực nhiều hơn và phấn đấu hơn nữa trong công tác tổ chức hiệu quả và quản lý đất đai chặt chẽ. Tiếp tục đổi mới, cải cách cùng với các cấp và các ngành sớm hoàn thành mục tiêu để đưa nước ta trở thành một nước theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./.
Từ Thị Hồng Hà, TTPTQĐ.