CẦN TUYÊN CHIẾN VỚI RÁC THẢI NHỰA, TÚI NILON

Đăng ngày 04 - 04 - 2019
Lượt xem: 387
100%

Rác thải nhựa trong đó có túi nilon đã từ lâu được cảnh báo là tác nhân gây ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe con người. Tác hại nguy hiểm nhất của túi nilon chính là tính chất rất khó phân hủy, có thể tồn tại hàng trăm năm gây ô nhiễm môi trường, đe dọa các hệ sinh thái.

 

Tuy nhiên, sử dụng túi nilon hiện nay đang là một thói quen ưa thích của người Việt. Túi nilong là một vận dụng tiện lợi đối với thói quen mua bán nhỏ lẻ, một gia đình người Việt mỗi tháng có thể sử dụng đến 1 kg túi nilon và cả nước ta mỗi ngày có thể xả ra khoảng 25.000 tấn rác nhựa có túi nilon ra môi trường. Điều đáng nói là túi nilong chỉ có một phần nhỏ được thu gom, xử lý, phần còn lại đều bị vứt bỏ vô tội vạ; theo gió, theo các dòng chảy túi nilon trôi nổi khắp nơi và điểm cuối của chúng là các vùng biển và đại dương. Từ đó, nó lan truyền và gây ô nhiễm khắp thế giới.

Mới đây nhất, Các nhà khoa học vừa phát hiện một chú cá voi bị chết và trôi dạt vào vùng biển Philippines. Nguyên nhân được cho là bị mất nước và đói sau khi nuốt vào bụng hơn 40 kg các loại túi nilon. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về ý thức của con người trong việc sử dụng nhựa nilon làm các túi đựng, bao bì trong sinh hoạt. Cũng như ý thức về bảo vệ môi trường sống trên cạn và đại dương đang bị xem nhẹ đến mức thờ ơ và tàn bạo đối với các loài sinh vật.

Trên thế giới đã có nhiều quốc gia tuyên chiến với rác thải nhựa. Kể từ tháng 4/2019, Chính phủ Campuchia bắt đầu đánh thuế việc sử dụng túi nilon. Những người đi mua sắm ở các trung tâm thương mại và các siêu thị sẽ phải trả thêm 400 Riel (khoảng 2.300 đồng) cho 1 túi nilon. Tại châu Âu, dự kiến bắt đầu từ năm 2021, 10 sản phẩm nhựa dùng một lần như ống hút, đĩa, thìa, đũa, tăm bông hay que gài bóng bay sẽ bị cấm sử dụng. Các sản phẩm kiểu này sẽ phải làm bằng các vật liệu tái sử dụng. Tại Mỹ, bang California đã trở thành bang đầu tiên ban hành luật cấm các nhà hàng tự động cung cấp ống hút bằng nhựa dùng một lần cho khách hàng. Các quy định này sẽ bắt đầu có hiệu lực vào năm 2019. Nhật Bản - nước có lượng rác thải nhựa tính trên đầu người cao thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ, cũng cam kết sẽ cắt giảm 25% rác thải nhựa trong thập kỷ tới. Chính phủ Malaysia mới đây thông báo sẽ cấm nhập khẩu tất cả các loại rác thải nhựa không thể tái chế, do lo ngại ô nhiễm nguồn nước và các trang trại ở nước này. Đây là biện pháp vừa được Chính phủ Malaysia đưa ra nhằm đảm bảo quốc gia Đông Nam Á này không trở thành bãi rác của các nước phát triển.

Ở Việt Nam nói chung và tỉnh ta nói riêng, sự lan truyền rác thải nhựa mà đặc biệt là nilon hiện nay đang trở thành một nguyên nhân chính gây ô nhiễm trên hầu hết các địa phương từ miền núi đến vùng ven biển, từ nông thôn đến các thành thị,

Hầu như đi đến đâu chung ta đều nhìn thấy sự hiện diện vật vờ của các túi nilon qua sử dụng trên các cành cây, bụi cỏ bên các tuyến đường đi, các bãi đất trống không sử dụng. Túi nilon tập trung nhiều nhất dọc trên các tuyến kênh, mương; bờ sông, dòng suối; các khu dân cư mới hình thành, khu dân cư vùng ngoại ô, vùng nông thôn; khu lao động nghèo; chợ, trường học, công viên …

Túi nilon, bao tải nhựa, chai lọ bằng nhựa… hiện diện không phân biệt nơi có người sinh sống hay các bãi biển hoang sơ dọc chiều dải bờ biển của tỉnh. Ngày nay, đi dọc các bãi biển hoang sơ, nơi dược coi là trong sạch như Bãi Thùng, Bãi Chuối, Bãi Hõm, Mũi Dinh… thuộc biển vùng biển các huyện Ninh Hải, Thuận Nam, đều thật dễ dàng nhận thấy chúng tràn ngập rác thải nilon và chai nhựa. Điều này quả là lời cảnh báo nhiêm trọng cho các nhà chức trách về thái độ quản lý đối với rác thải nhựa, túi nilon trên địa bàn tỉnh.

Thiết nghĩ, trong phạm vi quản lý nhà nước của cấp tỉnh, các ngành, các cấp cần quan tâm đến các biện pháp sau:

- Quan tâm đổi mới nội dung, biện pháp tuyên truyền về ngăn ngừa sự lan truyền ô nhiễm từ rác thải nhựa, túi nilon. Trong đó, chú trọng người dân phân loại, thu gom rác thải nhựa từ nguồn.

- Hỗ trợ các cộng đồng dân cư nghèo, các thành phần giới có điều kiện khó khăn giảm chi phí chi tiêu cho sinh hoạt thông qua việc hỗ trợ tái chế rác thải nhựa, túi nilon thành các vật dụng sinh hoạt hàng ngày.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng trong sử dụng bao bì hoặc các vật dụng sử dụng 1 lần (ống hút, đĩa, thìa, đũa, tăm bông hay que gài bóng bay); thay thế chúng từ việc dùng các sản phẩm từ nhựa sang các sản phẩm có thể phân hủy được. Đối với bao bì có thể sử dụng các loại giỏ, bao bì sử dụng nhiều lần.

- Xây dựng và triển khai có hiệu quả các đề án “xanh – sạch – đẹp”, “xử lý chất thải bền vững”… thúc đẩy ngăn ngừa sự ô nhiễm từ rác thải nilon.

- Kiến nghị với Chính phủ có biện pháp chế tài cần thiết để ngăn chặn việc sử dụng túi nilon và các sản phẩm sử dụng 1 lần dược làm từ nhựa./.

Tin liên quan

Kết quả đánh giá hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển năm 2023 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận(01/03/2024 9:10 SA)

Thực hiện Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo...(25/09/2023 4:04 CH)

Triển khai công tác thu thập, quản lý, chia sẻ, sử dụng phần mềm và cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi...(30/03/2023 4:41 CH)

Kết quả đánh giá hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển tỉnh Ninh Thuận năm 2022(09/03/2023 2:36 CH)

Công bố ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Ninh Thuận(12/01/2023 4:59 CH)

Tin mới nhất

Kết quả đánh giá hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển năm 2023 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận(01/03/2024 9:10 SA)

Thực hiện Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo...(25/09/2023 4:04 CH)

Triển khai công tác thu thập, quản lý, chia sẻ, sử dụng phần mềm và cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi...(30/03/2023 4:41 CH)

Kết quả đánh giá hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển tỉnh Ninh Thuận năm 2022(09/03/2023 2:36 CH)

Công bố ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Ninh Thuận(12/01/2023 4:59 CH)

74 người đang online
°